http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Hỗ Trợ Trực Tuyến
 tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Rừng Sác (Cần Giờ)- “Bát quái trận đồ" trong đánh giặc ngoại xâm

Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông-nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Vào năm 1997, huyện có diện tích 714km2, dân số là 55.173 người, gồm các dân tộc Kinh (80%), Khơ Me và Chăm. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An. Diện tích của huyện là 704,2 km2. Dưới thời Mỹ- ngụy, địa bàn huyện Cần Giờ gồm hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên thuộc tỉnh Phước Tuy. Quận Quảng Xuyên được thành lập ngày 29-1-1959, gồm các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam thôn Hiệp và Lý Nhơn. Ngày 9-9-1960, chính quyền Sài gòn chuyển hai quận này sang tỉnh Biên Hòa. Về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam dân chủ cộng hòa thì Cần Giờ thuộc tỉnh Gia Định cũ. Sau khi đất nước thống nhất, huyện thuộc tỉnh Đồng Nai (1976-1978) với tên gọi là huyện Duyên Hải. Ngày 28-2-1978 huyện Duyên Hải được sát nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 18-12-1991, huyện đổi tên thành Cần Giờ. Địa hình huyện chia cắt bởi sông, rạch, không có nước ngọt. Rừng Sác và Rừng Đước đất này chiếm 47,2%.
Trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Rừng Sác của huyện Cần Giờ là một “Bát quái trận đồ”, một vùng sình lầy chi chít sông rạch, bãi triều ngập mặn xen lẫn những giồng, gò đất cao. Bên những bãi chà nằm sát mặt nước là những cây đước nhô vọt lên cao. Bên những rừng “gươm” của lá dừa nước là những bộ rễ cây mắn đương đầu với sóng biển. Bên những “mái nhà tự nhiên của tán cây rừng dày đặc đủ sức che giấu hàng đại đội là những hàng cây thưa thớt tưởng chừng như ở xứ lạnh lạc loài đến. Trên trời đủ các loài chim ưa mò cua, ốc, cá. Dưới nước, ngoài tôm, cá có trăn nước, rái cá, cá sấu. Trong rừng, nhiều nhất là heo rừng, khỉ đen, khỉ đột. Rừng Sác- một vùng đất gắn liền với những địa danh lịch sử: sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, cửa biển Cần Giờ... Nơi đây xưa kia, Nguyễn Huệ đã từng thắng những trận thủy chiến với Nguyễn Ánh có tàu nước ngoài giúp sức; rồi đến Trương Định những ngày đầu chống Pháp đã từng rút quân về đây lập chiến khu Lý Nhơn. Xã này còn ngôi đền thờ ông Thần Không Đầu, tức là ông Sáu Hạnh, người trước khi bị giặc Pháp hành quyết đã nói một câu bất hủ: “Ta thà chết chứ không để giặc bắt ông Định”. Lúc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra (1940), nơi đây cũng đã có mầm mống lực lượng vũ trang của Đảng. Chiến khu Rừng Sác hình thành từ tháng 10-1945. Đầu năm 1948, Trung đoàn 300, bao gồm một Tiểu đoàn quân Nam tiến và các đơn vị địa phương, chính thức được thành lập với nhiệm vụ phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ, đặc biệt là tổ chức các đội chuyên môn dùng thủy lôi đánh tàu địch xuôi ngược trên các con sông vào cảng Sài Gòn, ra biển Đông. Rừng Sác bốn bề là nước, nhưng lại thiếu nước ngọt trầm trọng, phải dự trữ nước mưa và dùng thuyền tiếp tế nước từ nơi khác đến. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp đã có hàng trăm chiến sĩ ngã xuống trên đường vận chuyển nước vì địch phong tỏa gắt gao. Ở đây, “ giọt nước là giọt máu”, đúng như dòng chữ ghi trên các thùng nước ngọt để nhắn nhủ mọi người dùng dè sẻn. Sau bị địch ngăn chặn gắt gao, bộ đội ta phải dùng phương pháp chưng cất nước mặn như nấu rượu để có nước ngọt. Vấn đề gạo càng gay go hơn, hàng tháng trời bộ đội không biết đến hạt gạo chỉ có củ mì (củ sắn), rau rừng, cua ốc, tôm cá thay cơm. Các đơn vị phải tổ chức những chợ cá lưu động để đổi lấy lương thực; phải dựa vào dân ra Sài Gòn mua gạo tiếp tế cho bộ đội. Địa thế Rừng Sác bí hiểm như “bát quái trận đồ”, lòng dân hướng về kháng chiến và có truyền thống “cứng đầu”, “ bất trị”, nên giặc Pháp đã phải “ớn” Chiến khu Rừng Sác, có năm chỉ mở được một cuộc càn quét. Bộ đội Rừng Sác đã đánh những trận vang dội: Tối 18-3-1950, ba khẩu cối áp sát Thủ Thiêm bắn trúng hai chiến hạm Mỹ Stich-ken và An-đơ- xơn lần đầu đến Sài Gòn để diễu võ, giương oai... Trận đánh đã phối hợp ăn ý với cuộc mít tinh chống Mỹ khổng lồ của nhân dân Sài Gòn phản đối việc tàu Mỹ vào cảng và đuổi chúng cút xéo khỏi xứ này. Tháng 5-1951, thủy lôi ta đã đánh chìm một tàu trọng tải 7.000 tấn của Pháp trên sông Lòng Tàu. Khúc sông này, đến nay nhân dân vẫn gọi là “Rạch chìm tàu”. Cuối năm 1951, lại một trận kỳ tập trên sông Soài Rạp bắt sống một tàu tiếp tế của giặc, thu rất nhiều chiến lợi phẩm. Trên bộ thì đúng ngày mồng 3 Tết năm Nhâm Thìn (1952), Tiểu khu Cần Giờ của địch án ngữ đường ra biển bị ta tiêu diệt.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khi Sài Gòn trở thành cái gọi là “Thủ đô” của Việt Nam Cộng hòa, sông Lòng Tàu trở thành “yết hầu” của cái “dạ dày chiến tranh khổng lồ” thì Chiến khu Rừng Sác là một trận địa lợi hại uy hiếp đầu não, sào huyệt của bộ máy chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đoàn 10 Đặc công được Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam phân công làm nhiệm vụ thọc sâu, áp sát, bám trụ bằng mọi giá để tiến công liên tục vào kho tàng, bến cảng của địch từ Cát Lở, Rạch Dừa đến Nhà Bè, Cát Lái, thành Tuy Hạ, đánh sâu vào nội đô. Thực hiện nhiệm vụ vinh quang này, đương nhiên, đơn vị phải chấp nhận đương đầu với sự vây hãm của 5 Tiểu khu quân sự địch: Gò Công, Long An, Gia Định, Biên Hòa, Phước Tuy và hai Đặc khu Vũng Tàu, Nhà Bè. Chúng thường xuyên được sự chi viện đắc lực của lực lượng không quân dã chiến 3 Mỹ, sau nữa là Quân đoàn 2 ngụy, cùng những trận địa pháo lớn, pháo nòng dài của Hạm đội 7 từ ngoài khơi bắn vào; sự phối thuộc của lực lượng hải quân, các lữ đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ thiện chiến hành quân đánh phá. Mọi sinh hoạt và chiến đấu của hàng nghìn chiến sĩ hoàn toàn trên mặt nước sình lầy, phải tự túc mọi bề, người này ngã xuống, người khác tiếp tục tiến lên với những trận đánh quả cảm, vang động thời đánh Mỹ: bắn chìm bắn cháy 400 tàu chiến, trên 100 tàu vận tải và nhiều sinh lực địch... đã khiến kẻ thù phải kinh hoàng bạt vía, hoảng hốt thốt lên: “ ột cuộc chiến đấu kỳ lạ trong một cuộc chiến tranh kỳ lạ”.
Nguyễn Thế Vỵ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét